Bước Thứ Nhất: Khách ở trong Chủ

 

 

Trong chương trước, tôi đă nêu lên một số nhận định dẫn nhập vào “Năm Bước” dẫn đến cảm nghiệm chiêm niệm theo Thánh Bơ-Na và Thiền Sư Hang-Sơn Lương-Chi. Qua những chương sau đây tôi sẽ cố gắng khai triển trọn vẹn hơn học thuyết và cảm nghiệm của hai vị bậc thày này về những bước ấy. Hy vọng rằng có hiểu biết rơ được học thuyết của các vị qúi bạn mới có kết qủa trong việc thực hành.

 

Bước thứ nhất dẫn đến cảm nghiệm chiêm niệm là việc nhận thức được rằng “Khách ở trong Chủ”, hay “ta ở trong Thiên Chúa”. Bước thứ nhất này là một bước hệ trọng. Tất cả chúng ta  đều biết bằng một kiến thức trừu tượng rằng chúng ta có một linh hồn, thế nhưng chúng ta có thường hay có bao giờ trực tiếp nhận ra linh hồn của ḿnh chăng? Trong cuộc sống hằng ngày, hầu hết chúng ta khó có thể nhận ra rằng chúng ta thực sự sống trong Thiên Chúa và Thiên Chúa thực sự sống trong chúng ta.

 

Thiền sư Hang-Sơn Lương-Chi đă diễn tả t́nh trạng “Khách ở trong Chủ” bằng vần thơ sau đây:

 

Đêm vào lúc canh ba,

Cô hằng chưa hiện ra.

Thảo nào khi thoáng thấy,

không nhận ra nhau vậy!

Nhưng ḷng vốn khắc ghi

Vẻ đẹp ngày xưa ấy.

(Isshu Miura, Ruth Fuller Sasaki, The Zen Koan;

New York: Harcourt Brace, 1065, pp. 67 ff.

Các trích dẫn khác của vị Thiền Sư này ở những chương sau

 cũng được lấy từ nguồn này)

 

Lư do chúng ta cần nhận thức được Thiên Chúa ở trong chúng ta – hay như thiền sư Hang-Sơn Lương-Chi nói “thảo nào khi thoáng thấy, không nhận ra nhau vậy!” – đó là v́ cảm quan nhận thức nội tại của chúng ta về Thiên Chúa c̣n qúa mơ ngủ. Kiến thức của chúng ta về Thiên Chúa chỉ là một kiến thức theo “lư lẽ”, thiếu sót và mơ hồ. Không có một chút ǵ gọi là thiết tha, là tiếp xúc thân t́nh cả. Sở dĩ t́nh trạng này xẩy ra là v́ có nhiều lớp khói ám và mây mù vây phủ con mắt nội tâm của chúng ta. Khi bị hỗn tạp bởi tham lam, sợ hăi và các dính bén khác – (như cảm tính và ḷng quyến luyến “trước vẻ đẹp đầu một ngày”) – chúng ta không c̣n thấy được ngay cả những dấu vết Thiên Chúa hiện diện ở đây và bây giờ.

 

V́ những lư do sau này sẽ rơ, vị học-giả-thiền là D.T. Suzuki đă phác tả t́nh trạng ấy như là một đường thẳng, chỉ nhắm tới một hướng mà thôi:

 

Nếu chỉ nhắm mắt nh́n thẳng như vậy, chúng ta cũng có thể qua mặt người mà một ngày nào đó sẽ là chồng hay vợ của ḿnh, song cũng không hay biết ǵ cả – nhất là khi đôi bên ở trong một tâm trạng một chiều tương tự như vậy! Mỗi người chỉ nghĩ đến việc riêng của ḿnh; mọi sự làm sao cho hợp t́nh hợp lư là đủ, không hề có một tia nhận thức hay thiết tha nào cả.

 

Để đánh tan đám mây mù vây phủ nhận thức của chúng ta, thiền sư Hang-Sơn Lương-Chi đă đề ra bước thứ nhất là “Khách ở trong Chủ”. Bước này giống như một câu đố – một uẩn khúc – không có lư. Bước thứ nhất nói là “Khách ở trong Chủ”. Qúi bạn có thể sẽ đặt vấn đề: “Trên đời này làm ǵ lại có chuyện người này ở trong người kia được nhỉ?” Nên nhớ rằng, đặt vấn đề như vậy là qúi bạn đă làm giống như ông Nicôđêmô, người đă hỏi Chúa Giêsu: “Làm sao người ta lại có thể chui vào bụng mẹ để được tái sinh” (Jn.3:4). Thế nhưng, sau một thời gian suy niệm kỹ về “câu đố” ấy, nỗ lực của qúi bạn sẽ bắt đầu có kết qủa. Ngọn nến nội tâm sáng lên và bóng tối tan biến; qúi bạn bắt đầu có một cảm nghiệm từ từ song thực sự về việc Thiên Chúa hiện diện như một Vị Chủ, ngay ở đây vào chính lúc này.

Giờ đây chúng ta quay sang Thánh Bơ-Na với “Bước Một” song hành này. Trong bài Hội 14 về Diễm T́nh Ca, thánh nhân đă than phiền về cái mà ngài gọi là “t́nh trạng lạnh lùng của con tim” này, tuy nhiên ngài cũng ngầm công nhận là có một cái ǵ đó sâu xa đang soi dẫn ngài tiến bước:

 

“Tôi không hổ thẹn công nhận là chính tôi rất thường hay cảm thấy, nhất là vào những ngày đầu mới trở lại, t́nh trạng lạnh lùng của cơi ḷng tôi, trong khi đó, tận đáy thẳm của con người của ḿnh, tôi lại t́m kiếm Đấng tôi khát vọng mến yêu. Tôi chưa thể mến yêu Ngài được v́ tôi chưa thực sự gặp được Ngài. Đúng hơn, t́nh yêu của tôi ít hơn mức độ nó đáng lẽ phải có, nên chính v́ lư do này mà tôi t́m cách tăng nó lên, bởi tôi sẽ không t́m kiếm Ngài nếu tôi lại chưa yêu mến Ngài ở một mức độ nào đó. V́ tôi không thể có một người bạn nào có thể giúp tôi được cả, tôi đă t́m kiếm Ngài, để trong Ngài, tâm linh tê bại và co rụt của tôi được ấp áp và nghỉ ngơi, Đấng mà t́nh yêu của Ngài sẽ làm tan đi cái đông lạnh khiến con người nội tại của tôi uể oải và tê bại, và trả về cho nó cái cảm giác sảng khoái và vui thú linh thiêng trong bầu không khí của mùa xuân” (SC 14:6).

 

Truyện kể rằng, ngày kia, cá nhỏ đến với mẹ mà hỏi:  “Má ơi, biển là ǵ hả má?”. Con cá mẹ nở một nụ cười trả lời:

 

“Hỡi con, từ ngày con lọt ḷng trứng con đă sống trong biển khơi rồi vậy. Biển khơi là tất cả những ǵ bao chung quanh con đó. Con đang sống trong nó đó; con lúc nào cũng đùa giỡn trong nó đó. Nếu không có biển khơi th́ loài cá chúng ta làm ǵ mà sống được”.

 

Câu trả lời ấy đă làm thỏa măn con cá nhỏ. Nó sung sướng và hài ḷng khi thấy rằng biển khơi là tất cả những ǵ lúc nào cũng bao bọc chung quanh nó. Tất cả chúng ta cũng sẽ sung sướng biết bao khi chúng ta cảm nghiệm được rằng chúng ta lúc nào cũng ở trong Thiên Chúa!

 

Để sống một đời liên lỉ cầu nguyện, để thực hiện một cuộc sống chiêm niệm, th́ không ǵ hơn là sống thực sự trước nhan Thiên Chúa trong mọi lúc. Thật vậy, mỗi người trong chúng ta, bằng chính việc hiện hữu của ḿnh, đă sống trước nhan Thiên Chúa, đă ở trong Thiên Chúa. Nhưng chúng ta cần phải sống trước nhan Thiên Chúa một cách tự nhiên, như việc chúng ta hít thở khí trời bao bọc chung quanh chúng ta, hay như con cá nhỏ bơi lội trong biển khơi vậy.